Xác định 5 nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp hiện nay.

Hiện tượng khớp háng bị đau khi vận động đi làm làm người bệnh rất khó chịu và không biết vì sau lại bị đau khớp háng. Theo phòng khám ĐÔng y Tâm Đức xác định có 5 nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp mà người bệnh cần chú ý đề phòng.
Đau khớp háng.

5 nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp hiện nay.

1. Đau khớp háng do thói quen xấu sinh hoạt hằng ngày.

   - Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, ăn uống không hợp vệ sinh, thiếu canxi, magie hay kali….
   - Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bai, thuốc lá, cần sa, nước uống có cồn, có gas…
   - Lười biếng vận động, không tập thể dục mỗi ngày, khiến cơ thể béo phì dẫn tới khớp háng bị chịu lực ép từ trọng lượng cơ thể rất lớn.
   - Vận động quá mức, đi lại không cẩn thận như: chấn thương khi chơi thể thao, bị té xe, tai nạn giao thông… dẫn tới khớp háng bị tổn thương.

2. Đau khớp háng bởi vì thoái hóa khớp háng.

   - Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới đau khớp háng. Đặc biệt đối với người cao tuổi, chế độ lão hóa càng nhanh thì xuất hiện cơn đau khớp nói chung và đau khớp háng nói riêng.
   - Do các chất nhầy khớp không đủ khả năng để thực hiện bôi trơn khớp,  dẫn tới hiện tượng cứng khớp, khớp bị phá hủy và kết dính khớp từ đó gây ra những cơn đau cho bệnh nhân.

3. Đau khớp háng do hoại tử chỏm xương đùi.

   - Xương đùi bị hư hỏng nặng, phần lớn nguyên nhân này gặp ở nam giới.
   - Do dùng nhiều bia rượu.
   - Do lượng máu tới các khớp không được đảm bảo, không đủ máu để bảo vệ và nuôi sống khớp.

4. Viêm khớp dẫn tới đau khớp háng.

Viêm khớp dẫn tới các sụn bị tổn thương, từ đó kéo theo hệ lụy nhiều hậu quả khác nhau như: Viêm dây chằng, viêm bao dịch hoạt, căng thẳng gân cơ, nguy hiểm hơn là ưng thư xương… là những nguyên nhân khiến khớp háng của bạn bị đau.

5. Đau khớp háng do béo phì, bệnh tiểu đường.

   - Béo phì và bệnh tiểu đường là 2 bệnh lý tiêu biểu dẫn tới đau khớp háng cho bạn.
   - Phụ nữ thời kỳ mang thai cũng rất dễ bị đau khớp háng.

Cách phòng tránh đau khớp háng.

   - Thường xuyên vận động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày, không nên vận động với cường độ quá mức cần thiết hay những bài tập nặng nếu không được đảm bảo. Nên chơi môn như bơi lội, đi bộ, yoga, erobic, đi bộ...
   - Với người béo phì thừa cân, nên thực hiện các biện pháp giảm cân, tránh tỳ đè lên khớp háng và có chế độ ăn kiêng hợp lý.
   - Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá, nước có cồn, có gas…
   - Bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, kali hay magie, các vitamin từ rau củ quả xanh tươi….

Chia sẻ với.

Đăng nhận xét