Đau khớp cổ chân thường do chấn thương khi chơi thể thao hay làm công việc lao động nặng ảnh hưởng đến khớp cổ chân. Các chấn thương nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh đến vận động sinh hoạt hằng ngày, nặng hơn nữa sẽ mất khả năng đi lại. Vì vậy, nhận biết bệnh đau khớp cổ chân với những dấu hiệu sau đây sẽ giúp sớm nhận biết được bệnh và tìm hướng điều trị hiệu quả nhất.
Sưng to ở cổ chân dấu hiệu của đau khớp cổ chân. |
Những dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp cổ chân.
Muốn điều trị cũng như phòng ngừa đau khớp cổ chân, thoái
hóa khớp cổ chân thì bạn cần biết những triệu chứng, dấu hiệu của nó. bệnh lý
đau khớp cổ chân thường có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:
- Đau tự nhiên: Không vận động cũng có cảm giác đau, cơn đau
thường trở nặng về đêm gần sáng, vùng khớp cổ chân có hiện tượng sưng đỏ, sờ
vào có cảm giác nóng.
- Đau khi vận động: Cơn đau sẽ giảm hoặc ngưng hẳn khi nghỉ
ngơi, tái phát khi tiếp tục vận động. Đây thường là triệu chứng của bệnh thoái
hóa khớp cổ chân hoặc một số bệnh về dây chằng hay bệnh loãng xương gây ra.
- Có các phản ứng viêm: Sưng nóng đỏ ở khu vực khớp chân, nặng
hơn có thể tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau nhức suốt ngày đêm.
- Người bệnh có cảm giác sốt, ớn lạnh, mệt mỏi khi bắt đầu
đau khớp cổ chân.
- Khi vận động, đi lại cảm thấy đau xung quanh khớp cổ chân, ấn
vào thấy đau hơn.
- Khớp cổ chân bị sưng lên làm hạn chế các vận động mạnh.
- Quanh khớp cổ chân sưng tấy, có màu đỏ, có thể nghe tiếng lạo
xạo khi vận động mạnh.
Hướng điều trị đau khớp cổ chân.
Bạn không nên chủ quan khi có các dấu hiệu đau khớp cổ chân
kể trên. Cần kịp thời đến cơ sở y tế thăm khám, biết được nguyên nhân và có
phương pháp điều trị đúng đắn. Vì đau khớp cổ chân có rất nhiều nguyên nhân gây
ra. Đôi khi là do chấn thương, cũng có khi do thoái hóa, viêm diễn ra âm thầm
bên trong. Nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn đến nhiễm trùng, phá hủy khớp, phải
thay khớp vô cùng tốn kém mà việc đi lại không được như ban đầu.
Điều trị đau khớp cổ chân cũng không nên lạm dụng các loại
thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ không tốt cho xương khớp về sau, dễ bị thiếu hụt
canxi, gây giòn xương. Không những vậy, dùng thuốc tây y còn gây ra một số bệnh
về gan, thận, dạ dày.
Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp điều trị
tự nhiên như dùng thuốc đông y gia truyền, châm cứu, bấm huyệt để giảm đau, cải
thiện tình hình, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Đăng nhận xét